Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 – 2028 thành công tốt đẹp
Toàn cảnh Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ II.
Tham dự Đại hội có GS.VS. Đặng Vũ Minh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; GS.TS. Chu Hoàng Hà - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam; Bà Phạm Thu Hằng - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ (Bộ Nội Vụ); Ông Nguyễn An Kiên - đại diện Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Khoa học Công nghệ); Ông Nguyễn Đức Lợi – Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả; PGS. Ngô Đại Quang – Phó Chủ tịch Hiệp hội Tinh dầu, Hương liệu, Mỹ phẩm Việt Nam; PGS. Nguyễn Duy Lâm – Hội Lương thực Thực Phẩm Việt Nam. Cùng giám đốc công ty và doanh nghiệp trong cả nước và toàn thể Thường trực, Thường vụ, Ban Chấp hành, thành viên Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam.
Đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ II..
Về phía Viện chuyên ngành, có PGS. TS Phạm Anh Tuấn – Viện Trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch; GS. Trần Đại Lâm – Viện trưởng Viện Kỹ thuật Nhiệt đới; GS. Ngô Quốc Anh – Viện trưởng Viện Hoá học; PGS. Phạm Thị Hồng Minh – Viện trưởng Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên; TS. Nguyễn Hữu Toàn Phan – Viện trưởng Viện khoa học Tây Nguyên; PGS. Phạm Đức Thịnh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang; GS. Nguyễn Đại Hải – Phó Viện trưởng Viện Công nghệ hoá học; GS. Trần Thị Thu Hà – Viện trưởng Viện Lâm nghiệp và Phát triển bền vững; TS. Phạm Quang Minh – Viện trưởng Viện Xạ hiếm (Bộ KHCN); ThS. Đặng Việt Yên – Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn kiểm nghiệm – kiểm chứng – chứng nhận sản phẩm Nông – Lâm – Thuỷ sản.
Phát biểu khai mạc Đại hội, GS.TS. Phạm Văn Thiêm, Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam cho biết: Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam, nhiệm kỳ 2019 – 2023, đã chứng kiến những thành quả bước đầu của cộng đồng các nhà khoa học, cán bộ giảng dạy và các doanh nhân đang hoạt động trong lĩnh vực các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam.
GS.TS. Phạm Văn Thiêm - Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam phát biểu khai mạc Hội nghị.
Được sự nhất trí của các cơ quan chức năng, hôm nay 165 đại biểu họp mặt long trọng tổ chức Đại hội lần thứ hai, nhiệm kỳ 2023-2028 của Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam. Đại hội chúng ta sẽ tập trung thảo luận và thông qua Báo cáo tổng kết hoạt động nhiệm kỳ 2019-2023, phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2023-2028, dự thảo Điều lệ Hội (sửa đổi, bổ sung) và bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Hội nhiệm kỳ 2023-2028. Chúng tôi rất mong quý vị đại biểu tích cực đóng góp nhiều ý kiến để bổ sung, hoàn thiện Dự thảo các văn kiện của Đại hội và sáng suốt lựa chọn những thành viên ưu tú đại diện cho trí tuệ, tâm huyết của toàn thể hội viên đủ điều kiện để tham gia Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra của Hội nhiệm kỳ này. Theo dự kiến, sau khi Đại hội bầu, ngay trong giờ nghỉ giải lao sáng nay, Ban Chấp hành Hội khoá II sẽ họp phiên thứ nhất để bầu Ban Thường vụ và các chức danh lãnh đạo Hội.
GS.TS. Phạm Quốc Long - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam Báo cáo tổng kết hoạt động Hội.
Báo cáo tổng kết hoạt động Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam, GS.TS. Phạm Quốc Long - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam nêu rõ: Trong nhiệm kỳ 2019 – 2023, với sự tâm huyết, nỗ lực của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên của Thường trực Hội, cùng với sự chung tay của các hội viên, Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam đã từng bước kiện toàn về tổ chức, phát triển hội viên, thực hiện các hoạt động chuyên môn nghề nghiệp và mở rộng hợp tác với các hội, các tổ chức KH&CN, các doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực sản phẩm thiên nhiên nhằm thúc đẩy công tác tư vấn, nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực các sản phẩm thiên nhiên.
Về xây dựng, kiện toàn tổ chức và phát triển hội viên: Từ Đại hội lần thứ nhất đến nay hệ thống tổ chức của Hội đã từng bước được xây dựng và kiện toàn, bao gồm: Ban Chấp hành Hội có 62 thành viên, Ban Thường vụ Hội có 16 thành viên, Thường trực Hội có 09 thành viên (gồm Chủ tịch Hội, 01 Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hội và 07 Phó Chủ tịch Hội). Bên cạnh đó Hội đã thành lập Hội đồng khoa học Hội bao gồm các chuyên gia, nhà khoa học có trình độ, uy tín và kinh nghiệm để tư vấn về những chủ trương, định hướng phát triển các hoạt động chuyên môn của Hội.
Hiện nay, trực thuộc Hội có 08 cơ quan tham mưu, giúp việc:(i) Văn phòng Hội;(ii) Ban Tổ chức cán bộ; (iii) Ban Kiểm tra; (iv) Ban Truyền thông và Phát triển hội viên;(v) Ban Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực; (vi) Ban Xây dựng và Phát triển tiêu chuẩn sản phẩm thiên nhiên; (vii) Ban Sản xuất, Dịch vụ và Hỗ trợ doanh nghiệp;(viii) Ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế.
Hội đã có chủ trương thành lập Ban Pháp chế trong thời gian tới nhằm tăng cường cơ sở pháp lý, đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật trong thực hiện các hoạt động chuyên môn nghề nghiêp, hợp tác quốc tế và các vấn đề khác.
Về hoàn thiện các quy định, quy chế hoạt động của Hội: Hội đã Bám sát chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của luật pháp, thực hiện quy định của Điều lệ Hội và Chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội, đến nay Hội đã ban hành cơ bản đầy đủ các văn bản phục vụ cho công tác quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động của Hội, bao gồm: Quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội; Quy chế làm việc của Ban Kiểm tra; Quy chế quản lý, sử dụng con dấu của Hội; Quy chế tạm thời về quản lý và sử dụng Quỹ Hội; Quy chế Thi đua, khen thưởng; Quy định về hội viên và thủ tục xét, công nhận hội viên; Quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ trong Văn phòng Hội. Hệ thống các quy chế, quy định của Hội được xây dựng và sớm ban hành theo đúng quy định của Điều lệ Hội. Các văn bản này đã góp phần quan trọng đưa các hoạt động của Hội từng bước đi vào nền nếp, tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật, tập hợp và động viên hội viên tích cực tham gia đóng góp cho Hội trong các lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp trên phạm vi cả nước.
Về hoạt động chuyên môn nghề nghiệp: Từ khi thành lập đến nay, mặc dù trải qua rất nhiều khó khăn của giai đoạn ban đầu, lại đúng vào thời kỳ gần ba năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhưng với sự tâm huyết, nỗ lực của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Thường trực Hội, cùng với sự chung tay, đồng lòng, góp sức của các hội viên, Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam đã từng bước được kiện toàn về tổ chức, phát triển hội viên, thực hiện các hoạt động chuyên môn nghề nghiệp và mở rộng hợp tác với các hội, các tổ chức KH&CN, các doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực sản phẩm thiên nhiên nhằm thúc đẩy công tác tư vấn, nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực các sản phẩm thiên nhiên. Mạng lưới hợp tác của Hội ngày càng mở rộng với nhiều tổ chức, đơn vị tương đồng về lĩnh vực chuyên môn như: Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Đánh giá và Công nhận quốc tế thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hiệp hội Tinh dầu, hương liệu và mỹ phẩm Việt Nam (VOCA), Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm Kiểm nghiệm, kiểm chứng và tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (RETAQ), Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VJST), Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Trường đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh, Trường đại học Nguyễn Tất Thành,…
Hội đã triển khai các nghiên cứu, hội thảo, trao đổi học thuật về các tiêu chí, tiêu chuẩn sản phẩm thiên nhiên, tập hợp ý kiến tư vấn của nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong Hội đồng Khoa học của Hội cũng như từ các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và các doanh nghiệp, làm cơ sở để xây dựng và chính thức ban hành “Bộ tiêu chuẩn sản phẩm thiên nhiên Việt Nam” lần thứ I. Tháng 3/2022 Hội đã ban hành Quyết định công bố Tiêu chuẩn cơ sở: TCCS 01-1:2022/VNPS Sản phẩm thiên nhiên - Phần I: Thực phẩm. Đến tháng 6/2022 Hội tiếp tục hoàn thành việc xây dựng và ban hành Quyết định công bố Tiêu chuẩn cơ sở: TCCS 01-1:2022/VNPS Sản phẩm thiên nhiên - Phần II: Mỹ phẩm và chất tẩy rửa.
Có thể nói, đây là lần đầu tiên ở nước ta có một bộ tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm thiên nhiên được công bố. Sau khi hoàn thiện và công bố, bộ tiêu chuẩn sản phẩm thiên nhiên đã bước đầu góp phần đắc lực giúp các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận diện, đánh giá, kiểm định chất lượng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, nhất là cho một số nhóm sản phẩm chủ yếu đang có nhu cầu cao về đánh giá chất lượng như tinh dầu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, gia vị, sản phẩm hữu cơ nông nghiệp và các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên khác. Hội đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Kiểm nghiệm, kiểm chứng và tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản (RETAQ) tổ chức kiểm định, đánh giá và cấp giấy chứng nhận sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên cho hàng chục doanh nghiệp.
Nhằm tạo thuận lợi để các nhà khoa học, các doanh nghiệp trong lĩnh vực có điều kiện giao lưu, trao đổi, chia sẻ kết quả nghiên cứu và ứng dụng, tháng 4/2021 Hội đã phối hợp với Trường đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, Viện Đánh giá và Công nhận quốc tế, Hội Kỹ thuật Công nghệ hóa học Việt Nam, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Trường đại học Bách khoa Hà Nội, Trường đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Trường đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh, Trường đại học Nguyễn Tất Thành, Viện Công nghệ Hóa sinh - Môi trường (Trường đại học Vinh) đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về “Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự nhiên lần thứ VII” tại TP. Hồ Chí Minh, thu hút trên 200 nhà khoa học từ các viện nghiên cứu, trường đại học trong cả nước tham gia, với gần 100 bài báo, công trình khoa học, tham luận có chất lượng được trình bày và công bố tại Hội thảo.
Tiếp tục quan tâm hỗ trợ, thúc đẩy các tổ chức pháp nhân trực thuộc Hội hoạt động có hiệu quả, phát huy thế mạnh chuyên môn về KH&CN trong lĩnh vực sản phẩm thiên nhiên, tháng 3 năm 2022 Thường trực Hội đã tổ chức đoàn làm việc với Viện Mỹ phẩm thiên nhiên tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc để nắm bắt tình hình và bàn định hướng phát triển Viện trong những năm tới. Thường trực Hội định kỳ làm việc với Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm để định hướng về nội dung, hình thức để Tạp chí vừa phong phú, lôi cuốn, vừa hữu ích với độc giả, đồng thời đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về quản lý báo chí.
Ngày 25/11 vừa qua, Hội khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam đã phối hợp với Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cùng các Viện, Trường Đại học đã tổ chức thành công Hội nghị khoa học Quốc gia “Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm tự nhiên và Ứng dụng CNSH trong lĩnh vực Nông- Lâm- Thuỷ sản và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng”. Hội nghị đã thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu và hơn 200 khách mời tham dự.
Phát huy những kết quả đã đạt được của nhiệm kỳ đầu tiên, bước sang nhiệm kỳ 2023 – 2028, Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam tiếp tục triển khai thực hiện 5 chương trình, nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Tiếp tục làm tốt công tác xây dựng tổ chức bộ máy theo hướng thực chất, hiệu quả phát huy tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình và trình độ chuyên môn của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Hội, cùng với việc nâng cao trách nhiệm, năng lực của các ban tham mưu, giúp việc chủ chốt.
2. Chú trọng công tác phát triển hội viên, đặc biệt là hội viên tổ chức (các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp), mở rộng đội ngũ hội viên liên kết và hội viên danh dự, củng cố đội ngũ hội viên có nhiệt tình, tâm huyết theo hướng hài hoà về chất lượng và số lượng, bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm, ổn định về lâu dài.
3. Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn nghề nghiệp có tính trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam trên cơ sở thế mạnh của Hội.
4. Tăng cường trao đổi, kết nối, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Hội giao lưu, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, tích cực củng cố, mở rộng hợp tác với các hiệp hội, hội, các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của Hội.
5. Làm tốt công tác truyền thông, xây dựng và vận hành hiệu quả Trang Thông tin điện tử của Hội. Quản lý và tạo điều kiện để Tạp chí Thương hiệu và Sản Phẩm làm tốt nhiệm vụ của cơ quan báo chí trực thuộc Hội, phản ánh kịp thời và đầy đủ các hoạt động của Hội, là kênh thông tin quan trọng để Hội định hướng chính sách, chương trình hoạt động, nắm bắt các nhu cầu thực tiễn của các tổ chức KH&CN và doanh nghiệp.
GS. Trần Thị Thu Hà – Viện trưởng Viện Lâm nghiệp và Phát triển bền vững phát biểu tham luận.
Phát biểu tham luận Đại hội, GS. Trần Thị Thu Hà – Viện trưởng Viện Lâm nghiệp và Phát triển bền vững nói rất vinh dự khi là đại biểu tham dự Đai hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ II. GS Hà chia sẻ niềm vui khi Dự Thảo của Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên có liên quan đến Nông – Lâm – Thuỷ sản, đồng thời khẳng định Hội là nơi quy tụ các nhà khoa học đa ngành, GS. Hà mong rằng thời gian tới Hội sẽ có những hỗ trợ thiết thực đối với các nhà khoa học nghiên cứu, sản xuất ra các sản phẩm đóng góp cho xã hội.
Cũng tại Đại hội, PGS. Phan Anh Tuấn – Viện Trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đưa ra vấn đề tham luận được đông đảo đại biểu quan tâm: PGS. Tuấn khẳng định, tiềm năng lợi thế đặc biệt của Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên là sản phẩm thiên nhiên. Nếu Hội phát huy được lợi thế nhân lực bằng hình thức phối hợp với các hội khác sẽ có được kết quả hoạt động tốt hơn. PGS. Tuấn cũng mong rằng Đại hội có nhiều thảo luận, ý kiến đóng góp cho sự phát triển của Hội nhiệm kỳ tới.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, bà Phạm Thu Hằng - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ (Bộ Nội Vụ) đánh giá cao hoạt động của Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên trong thời gian qua, mặc dù bị ảnh hưởn nặng nề bởi dịch COVID 19 nhưng Hội vẫn hoạt động bài bản, tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thu hút nhiều doanh nghiệp, hội viên tham gia. Bên cạnh đó, Hội đã ban hành “Bộ tiêu chuẩn sản phẩm thiên nhiên Việt Nam” lần thứ I góp phần đắc lực giúp các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận diện, đánh giá, kiểm định chất lượng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.
Bà Hằng mong rằng, trong thời gian tới, Hội sẽ phát huy được thế mạnh của mình để phát triển Hội, giúp đỡ các hội viên, doanh nghiệp, Hội phát huy vai trò của minh trong tham vấn phát triển chính sách. Đồng thời, Hội chú trọng phát huy công tác hợp tác quốc tế, thực hiện tốt công tác tuyên truyền để lan toả, ảnh hưởng đến cộng đồng lớn hơn nữa.
Sau thời gian làm việc khẩn trương và nghiêm túc, Đại hội đã tiến hành bầu ra Ban Thường vụ và các chức danh lãnh đạo Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam nhiệm kỳ 2023 – 2028.
Ban chấp hành Hội khoá II nhiệm kỳ 2023 - 2028 ra mắt đại biểu.
Ban Chấp hành nhiệm kỳ II đã biểu quyết bầu cử ra 18 thành viên Ban Thường vụ, trong đó có 09 thành viên Ban Thường trực (gồm 1 Chủ tịch, 8 Phó Chủ tịch) và 8 Ủy viên Ban Thường vụ. Theo đó, GS.TS. Phạm Văn Thiêm được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam; GS.TS. Phạm Quốc Long - Phó Chủ tịch Thường trực, kiêm nhiệm Tổng Thư ký Hội; GS.TS. Thái Hoàng - Phó Chủ tịch phụ trách công tác Tư vấn khoa học và đào tạo; TS. Trần Hồng Hà - Phó Chủ tịch phụ trách công tác Tổ chức cán bộ; LS.NB. Phạm Lộc Ninh - Phó Chủ tịch phụ trách công tác Pháp chế và Kiểm tra, kiêm nhiệm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra và Trưởng Ban Pháp chế của Hội; DS. Nguyễn Xuân Hoàng - Phó Chủ tịch phụ trách Khối Doanh nghiệp và công tác Phát triển thị trường và Quan hệ doanh nghiệp ; GS.TS. Phan Đình Tuấn - Phó Chủ tịch phụ trách địa phương (khu vực miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên); ThS. Phạm Quang Trung - Phó Chủ tịch phụ trách công tác Tổng hợp - Hành chính - Văn phòng; ThS.NB. Nguyễn Viết Hưng - Phó Chủ tịch phụ trách công tác Thông tin, Truyền thông và Phát triển hội viên.
PGS.TS. Phạm Thị Hồng Minh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiên cứu - triển khai, Phát triển và Ứng dụng sản phẩm; GS.TS. Trần Đình Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ, phụ trách công tác Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực phía Nam; GS.TS. Nguyễn Mạnh Cường - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Hội; PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Tú - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực của Hội ; TS Phạm Anh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ, phụ trách công tác Nghiên cứu - Triển khai công nghệ sau thu hoạch; TS. Trần Đăng Ninh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Xây dựng, Phát triển tiêu chuẩn và Đánh giá, công nhận chất lượng SPTN; PGS.TS. Chu Kỳ Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế; PGS.TS. Bùi Quang Thuật - Ủy viên Ban Thường vụ.
Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam trao tặng Bằng khen cho 03 tập thể và 06 cá nhân.
Trong khuôn khổ chương trình Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam đã trao tặng Bằng khen cho 03 tập thể và 06 cá nhân vì đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trong đó có một số tập thể và cá nhân lập được thành tích xuất sắc trong công tác Hội.
Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam đồng lòng, đoàn kết tự tin thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội; đặc biệt chú trọng năm 2024 và những năm tiếp theo của nhiệm kỳ II sẽ là một dấu ấn đặc biệt trong hành thúc đẩy công tác tư vấn, nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực các sản phẩm thiên nhiên.
Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của những công dân, tổ chức đã và đang hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, phát triển công nghệ, kỹ thuật, giáo dục và đào tạo, sản xuất, quản lý và kinh doanh trong lĩnh vực khoa học các sản phẩm thiên nhiên hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.
Thông qua các hoạt động chuyên môn, Hội hướng tới nâng cao chất lượng nghiên cứu, triển khai kết hợp đào tạo góp phần phát triển lĩnh vực khoa học các sản phẩm thiên nhiên của Việt Nam tiến tới ngang tầm thế giới.
Có thể bạn quan tâm
Xây dựng bộ TCCS cho các sản phẩm thiên nhiên - vai trò Hội khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam
Hội nghị Ban chấp hành Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam thông qua nhiều nội dung quan trọng
Sắp diễn ra Hội thảo “Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự nhiên trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản và chăm sóc sức khỏe cộng đồng lần thứ VIII”
TIN BUỒN
Hội VNPS chỉ định tổ chức chứng nhận cho các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên
Nâng cao chất lượng mật ong bạc hà bằng công nghệ sấy tuần hoàn lạnh
VNPS và MHG hợp tác nghiên cứu bảo tồn, phát triển các sản phẩm Sâm Ngọc Linh
Môi trường phát triển minh bạch, hướng đi bền vững cho sản phẩm thiên nhiên Việt Nam
Tin cùng loại
Tin mới
Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 – 2028 thành công tốt đẹp
Hội nghị khoa học Quốc gia Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm tự nhiên và Ứng dụng CNSH trong Nông- Lâm- Thuỷ sản và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
Hội nghị Ban chấp hành Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam thông qua nhiều nội dung quan trọng
Sắp diễn ra Hội thảo “Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự nhiên trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản và chăm sóc sức khỏe cộng đồng lần thứ VIII”
TIN BUỒN
Hội VNPS chỉ định tổ chức chứng nhận cho các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên
VNPS và MHG hợp tác nghiên cứu bảo tồn, phát triển các sản phẩm Sâm Ngọc Linh
Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam và những kết quả nổi bật năm 2021
Hội VNPS Tổng kết công tác năm 2021, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2022
Hội VNPS và Hiệp hội VATAP chúc mừng Tạp chí TH&SP nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Hội Khoa học các sản phẩm thiên Việt Nam (VNPS) tổ chức thành công cuộc họp Thường vụ mở rộng
VNPS và VOCA hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên và Tinh dầu-Hương liệu-Mỹ phẩm
Hội thảo toàn quốc “Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự nhiên lần thứ VII”
VNPS và INPC ký kết biên bản hợp tác về lĩnh vực các Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên
Hội VNPS triển khai kế hoạch hoạt động năm 2021
Tin xem nhiều
Hội thảo toàn quốc “Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự nhiên lần thứ VII” năm 2021
02/08/2021 15:04:18
Hội VNPS và Hiệp hội VATAP chúc mừng Tạp chí TH&SP nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
29/07/2021 10:00:22
Hội Khoa học các sản phẩm thiên Việt Nam (VNPS) tổ chức thành công cuộc họp Thường vụ mở rộng
29/07/2021 09:49:21
Đào tạo Kỹ thuật sinh học và Kỹ thuật thực phẩm tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
19/05/2021 16:44:12