×

Xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ: Cẩn trọng trước các rủi ro

Cập nhật: 14/07/2021 14:31:39
VNPS Khi xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, các doanh nghiệp Việt Nam không nên giao kết mua bán với người mua trực tuyến ngay mà trước hết cần kiểm tra năng lực tài chính của người mua, yêu cầu họ đặt cọc trước cho các đơn hàng (ít nhất 20%-30% giá trị đơn hàng) và đưa ra vấn đề về quyền xử lý hậu cần trong các hợp đồng thương mại.

Ông Đỗ Thanh Hải, Tham tán, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ nhận định, qua nhiều hội thảo đã xác định dệt may, dược phẩm, công nghiệp hỗ trợ, lĩnh vực năng lượng tái tạo, hàng nông sản là động lực mới cho quan hệ thương mại, và nhiều ngành khác còn nhiều tiềm năng.

Tuy nhiên, để biến các động lực và tiềm năng này thành hiện thực thì rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, cộng động doanh nghiệp và những buổi giao thương trực tuyến là kênh quan trọng để doanh nghiệp hai nước tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

Ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục XTTM (Bộ Công Thương) phát biểu tại sự kiện.
Ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục XTTM (Bộ Công Thương) phát biểu tại sự kiện.

Thực tế thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ giao thương cho doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ. Gần đây nhất, trong hai ngày 7/7 và 8/7, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến XTTM và Hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ 2021.

Tại các phiên giao thương, doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu tới đối tác nhiều sản phẩm tiềm năng và chất lượng, bao gồm hàng nông sản, thực phẩm khô, thủy hải sản, đồ uống, gia vị, bánh kẹo, hàng tiêu dùng các loại... và thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp Ấn Độ.

Phát biểu tại hội nghị, ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục XTTM cho biết, thời gian qua, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19, Cục XTTM đã đẩy mạnh tổ chức một số chương trình XTTM trực tuyến với Ấn Độ và luôn nhận được sự phối hợp, hỗ trợ nhiệt tình, hiệu quả của các tổ chức XTTM Ấn Độ, trong đó có Phòng Thương mại và Công nghiệp các nhà nhập khẩu Ấn Độ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Gujarat, cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, các đối tác và doanh nghiệp hai nước Việt Nam – Ấn Độ.

Việc tăng cường giao thương giữa Việt Nam và Ấn Độ không chỉ bằng phương thức truyền thống mà còn trực tuyến sẽ giúp thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ - một trong những mặt hàng tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ
Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ - một trong những mặt hàng tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ

Để giúp doanh nghiệp Việt Nam tránh được những rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, ông Hiren Gandhi – Chủ tịch, Ủy ban Thực phẩm và An toàn vệ sinh thực phẩm, Phòng Thương mại và Công nghiệp Gujarat khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang Ấn Độ cần sử dụng hợp đồng thương mại hợp pháp để thoát những tranh chấp thương mại, được bảo vệ trước sự gian lận, cam kết sai, vấn đề hậu cần và khắc phục rủi ro trong kinh doanh.

“Hợp đồng pháp lý phù hợp có thể giúp bạn thoát khỏi 80% các tranh chấp thương mại. Tôi quan sát thấy nhiều người Việt Nam gặp rắc rối khi thực hiện các hợp đồng thương mại không có hiệu lực. Ngoài ra, khi xuất khẩu sang Ấn Độ, doanh nghiệp Việt Nam không nên sử dụng môi giới hoặc đại lý, bởi họ không có giá trị pháp lý”, ông Hiren Gandhi nhấn mạnh.

Ông Hiren Gandhi cũng cảnh báo, doanh nghiệp Việt Nam không nên giao kết mua bán với người mua trực tuyến ngay mà trước hết cần kiểm tra năng lực tài chính của người mua, yêu cầu họ đặt cọc trước cho các đơn hàng (ít nhất 20%-30% giá trị đơn hàng) và đưa ra vấn đề về quyền xử lý hậu cần trong các hợp đồng thương mại.

Mặt khác, trong thương mại, đôi khi doanh nghiệp phải đối mặt với những vấn đề không mong muốn, một cuộc giao dịch không may mắn có thể phá hủy hoạt động kinh doanh. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên áp dụng quản lý rủi ro, tài liệu, hậu cần, bảo hiểm, chất lượng…

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để xuất khẩu sang Ấn Độ, đồng thời Việt Nam cũng là thị trường tiềm năng cho các nhà đầu tư Ấn Độ đến kinh doanh trong các lĩnh vực nông sản, thực phẩm, ô tô, năng lượng…

Minh Kiệt
Tags:

Có thể bạn quan tâm

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 – 2028 thành công tốt đẹp

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 – 2028 thành công tốt đẹp

Sáng 16/12 tại Hà Nội, Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 – 2028. GS.TS. Phạm Văn Thiêm được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam ...
16/12/2023 03:26
Hội nghị khoa học Quốc gia Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm tự nhiên và Ứng dụng CNSH trong Nông- Lâm- Thuỷ sản và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Hội nghị khoa học Quốc gia Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm tự nhiên và Ứng dụng CNSH trong Nông- Lâm- Thuỷ sản và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Sáng ngày 25/11 tại Hà Nội, Hội khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam phối hợp với Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cùng các Viện, Trường Đại học đã tổ chức Hội nghị khoa học Quốc gia “Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm tự nhiên và Ứng dụng CNSH trong lĩnh vực Nông- Lâm- Thuỷ sản và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng” ...
25/11/2023 03:55
Xây dựng bộ TCCS cho các sản phẩm thiên nhiên - vai trò Hội khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam

Xây dựng bộ TCCS cho các sản phẩm thiên nhiên - vai trò Hội khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam

Thiên nhiên là cái nôi tạo nên sự sống con người, và loài người cũng nhờ thiên nhiên mà tồn tại và phát triển, đây là mối quan hệ hữu cơ gắn bó mật thiết có từ thửa khai sinh lập địa của loài người ...
25/11/2023 03:54
Hội nghị Ban chấp hành Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam thông qua nhiều nội dung quan trọng

Hội nghị Ban chấp hành Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam thông qua nhiều nội dung quan trọng

Sáng ngày 24/10/2023, tại Viện Thực phẩm chức năng (Khu công nghệ cao Hòa Lạc – Hà Nội), Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS) đã tổ chức thành công Hội nghị Ban chấp hành Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam khoá I, nhiệm kỳ 2019-2023. Tiến tới Đại Hội khoá II nhiệm kỳ 2023-2028 ...
24/10/2023 03:16
Sắp diễn ra Hội thảo “Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự nhiên trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản và chăm sóc sức khỏe cộng đồng lần thứ VIII”

Sắp diễn ra Hội thảo “Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự nhiên trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản và chăm sóc sức khỏe cộng đồng lần thứ VIII”

Dự kiến vào cuối tháng 11/2023, Hội Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam phối hợp với Học Viện Nông nghiệp Việt Nam và một số cơ quan Viện, Hiệp hội ... đồng tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự nhiên trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản và chăm sóc sức khỏe cộng đồng lần thứ VIII” ...
20/05/2023 03:09
TIN BUỒN

TIN BUỒN

Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS); Hội Sinh lý Thực vật Việt Nam; Đại học Nông nghiệp Hà Nội và gia đình vô cùng thương tiếc báo ...
29/01/2023 02:24
Hội VNPS chỉ định tổ chức chứng nhận cho các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên

Hội VNPS chỉ định tổ chức chứng nhận cho các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên

Hội khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS) ban hành quy chế xác nhận và quản lý các sản phẩm thiên nhiên và chỉ định Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và Tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản (Trung tâm RETAQ) là tổ chức chứng nhận cho các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên ...
06/04/2022 04:04
Nâng cao chất lượng mật ong bạc hà bằng công nghệ sấy tuần hoàn lạnh

Nâng cao chất lượng mật ong bạc hà bằng công nghệ sấy tuần hoàn lạnh

TS. Trần Quốc Toàn và nhóm nghiên cứu thuộc Viện Hợp chất thiên nhiên (HCTN) đã giải quyết thành công bài toán khó về nâng cao chất lượng mật ong - một trong những vấn đề “khó nhằn” nhất của ngành sản xuất và xuất khẩu mật ong Việt Nam hiện nay ...
04/04/2022 04:55
VNPS và MHG hợp tác nghiên cứu bảo tồn, phát triển các sản phẩm Sâm Ngọc Linh

VNPS và MHG hợp tác nghiên cứu bảo tồn, phát triển các sản phẩm Sâm Ngọc Linh

Ngày 28/3/2022, tại Hà Nội, Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS) và Công ty cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG) đã ký kết hợp tác toàn diện “Nghiên cứu bảo tồn, phát triển các sản phẩm Sâm Ngọc Linh và dược liệu quý ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao" ...
29/03/2022 05:06

Tin cùng loại

Tin mới

Xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ: Cẩn trọng trước các rủi ro

Xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ: Cẩn trọng trước các rủi ro

Khi xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, các doanh nghiệp Việt Nam không nên giao kết mua bán với người mua trực tuyến ngay mà trước hết cần kiểm tra năng lực tài chính của người mua, yêu cầu họ đặt cọc trước cho các đơn hàng (ít nhất 20%-30% giá trị đơn hàng) và đưa ra vấn đề về quyền xử lý hậu cần trong các hợp đồng thương mại ...
14/07/2021 02:31