×

Vấn đề gán mác cho sản phẩm “100% Natural ” và “sản phẩm thiên nhiên” trên thị trường tiêu dùng hiện nay

Cập nhật: 26/01/2022 09:16:58
VNPS Hiện nay, các “sản phẩm thiên nhiên” hiện diện trong hầu hết mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta, từ quần áo, đến các sản phẩm nhựa và cao su, đồ ăn thức uống thiết yếu hàng ngày, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, thuốc chữa bệnh, thậm chí tham gia vào mọi lĩnh vực của các ngành công nghiệp trong xã hội hiện đại.

Thế nào là “thiên nhiên” và thế nào là “sản phẩm thiên nhiên”?

Trước hết muốn phân biệt sản phẩm 100% thiên nhiên và sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên thì phải hiểu được thế nào là “thiên nhiên” và thế nào là “sản phẩm thiên nhiên”?

Như chúng ta đã biết thiên nhiên là cái nôi tạo nên sự sống con người và loài người cũng nhờ thiên nhiên mà tồn tại và phát triển, đây là mối quan hệ hữu cơ gắn bó mật thiết có từ thủa khai sinh lập địa của loài người.

Vậy thiên nhiên là gì? Theo định nghĩa của bách khoa toàn thư thì thiên nhiên (tiếng Anh được gọi là Nature) hay còn được gọi là tự nhiên, thế giới vật chất vũ trụ…. Thiên nhiên bao gồm tất cả các dạng vật chất và năng lượng tồn tại từ cấp độ bé là hạt nguyên tử đến cấp độ to lớn như ngôi sao, thiên hà, ngân hà…

Còn theo cách hiểu đơn giản, thông dụng thì “thiên nhiên” bao gồm tất cả những gì bao quanh con người mà không do bàn tay con người tạo nên. Thiên nhiên bao gồm không khí, khí hậu, nguồn nước, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn động thực vật, các yếu tố địa lý, địa hình…

Thiên nhiên là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người. Đơn giản là chúng ta hít thở không khí từ tự nhiên, uống nước từ tự nhiên, khai thác các loại khoáng sản, lâm sản, thổ sản, hải sản… để phục vụ cho nhu cầu của mình.

Để phân biệt nguồn tài nguyên thiên nhiên ta có 02 cách phân loại. Thứ nhất, phân loại tài nguyên thiên thiên dựa theo bản chất. Thứ hai, phân loại tài nguyên thiên nhiên dựa theo khả năng tái tạo.

Ở cách phân loại thứ nhất, các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể được phân loại ra làm 6 loại chính là:

Tài nguyên đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất để sản xuất công nghiệp(như làm gạch, làm gốm…); Tài nguyên rừng: gồm động vật, thực vật, lâm sản, địa điểm du lịch…; Tài nguyên nước ngọt: nước uống, nước sản xuất, thủy sản nước ngọt, các loài thực vật thủy sinh, năng lượng thủy điện…; Tài nguyên gió: sức gió, vận tải…; Tài nguyên biển: hải sản, muối, thực vật thủy sinh, địa điểm du lịch… Tài nguyên khoáng sản: than đá, quặng, đá vôi, dầu khí…

Ở cách phân loại thứ hai, dựa theo khả năng tái tạo, tài nguyên thiên nhiên được chia thành 3 loại chính là: Tài nguyên tái tạo được; Tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được; Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

Còn các “sản phẩm thiên nhiên” là gì? Sản phẩm thiên nhiên là sản phẩm được tạo nên từ các hợp chất thiên nhiên có nguồn gốc từ thực vật, động vật hoặc vi sinh vật, khoáng vật, chủ yếu thông qua xử lý vật lý, đôi khi được hỗ trợ bởi các xử lý hóa học đơn giản như axit hóa, bazơ, trao đổi ion, thủy phân và sự hình thành muối cũng như lên men vi sinh vật. Những phản ứng hóa học này không làm thay đổi cơ bản đặc tính của sản phẩm tự nhiên được phân lập.

Trong “sản phẩm thiên nhiên” được phân ra thành sản phẩm 100% thiên nhiên; sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên; sản phẩm có chứa thành phần thiên nhiên; ..v.v..

Từ bao đời nay, ông cha ta đã sớm biết sử dụng các sản phẩm thiên nhiên trong cuộc sống hàng ngày, từ những vật dụng đơn giản như vật liệu làm nhà, quần áo để mặc, chế tạo ra các công cụ sản xuất, cho đến cao hơn là tìm kiếm các loại thức ăn, bài thuốc để tồn tại, mưu sinh và phát triển.

Cùng với sự tiến hóa của nhân loại, con người từ bước đầu chỉ tìm những đồ ăn thức uống có sẵn từ thiên nhiên, dần dần đã biết tìm kiếm, cải tiến và sử dụng các đồ dùng, thức ăn thiên nhiên sao cho có lợi cho sức khỏe và chữa bệnh; đó chính là những tích lũy kinh nghiệm dân gian cho thức ăn – bài thuốc sơ khai ban đầu. Nhờ sự phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), con người đã biết đưa tri thức khoa học vào các sản phẩm thiên nhiên và khoa học hóa các bài thuốc dân gian cổ truyền, mà trong đó thuốc và thực phẩm chức năng là một trong những sản phẩm thiên nhiên như vậy.

Hiện nay, các sản phẩm thiên nhiên hiện diện trong hầu hết mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta, từ quần áo, đến các sản phẩm nhựa và cao su, đồ ăn thức uống thiết yếu hàng ngày, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, thuốc chữa bệnh, thậm chí tham gia vào mọi lĩnh vực của các ngành công nghiệp trong xã hội hiện đại.
 

Sự cần thiết xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở “các sản phẩm thiên nhiên”

Hiện nay, trong khi thuật ngữ “hữu cơ” đã được xác định một cách hợp pháp và các sản phẩm mang nhãn mác này cần có sự chấp thuận của cơ quan chứng nhận được ủy quyền, thì thuật ngữ “Thiên nhiên - Natural” chưa được định nghĩa và bảo hộ về mặt pháp lý và hầu như ít được quản lý ở nhiều nước trên thế giới.

Trên thị trường hiện nay, bất kỳ sản phẩm nào cũng có thể gán nhãn thông tin “sản phẩm thiên nhiên" mà không có sự bảo vệ hợp pháp, tạo lỗ hổng pháp lý, gây bất ổn trên thị trường ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Điều này không có lợi cho người tiêu dùng và các nhà sản xuất kinh doanh nghiêm túc trên lĩnh vực này.

Xã hội văn minh, hiện đại cùng với sự hiểu biết thông minh của người tiêu dùng ngày càng tăng, thúc đẩy nỗ lực tăng cường công tác quản lý và chứng nhận chất lượng và nguồn gốc của các sản phẩm thiên nhiên.

Hiện nay, ngành công nghiệp mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm, đồ gia dụng… đang ngày càng bày tỏ sự chú ý và mối quan ngại nhiều hơn về việc khách hàng khó phân biệt và bị nhiễu loạn thông tin những sản phẩm được gán mác thiên nhiên.

Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ đang dần tăng nhu cầu có nhiều sản phẩm tự nhiên hơn trong hệ thống sản phẩm. Nhiều nhà sản xuất đang tìm kiếm các tiêu chuẩn và chứng nhận để hỗ trợ cho việc gắn mác sản phẩm thiên nhiên của họ. Đặc biệt, các sản phẩm thiên nhiên và hữu cơ dự kiến sẽ đạt được 10% thị phần trong nhiều loại sản phẩm khác nhau trong tương lai gần.

Trước nhu cầu cấp bách của thị trường và thực tiễn cuộc sống, Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS) bao gồm các nhà khoa học hàng đầu trong các lĩnh vực đã khẩn trương xây dựng Bộ Tiêu chuẩn cơ sở về “sản phẩm thiên nhiên”.
 
Trên thị trường hiện nay bất kỳ sản phẩm nào cũng có thể gán mác 100% Nature
 
Theo lộ trình, xây dựng từ Bộ Tiêu chuẩn cấp cơ sở (TCCS), sau đó đến cấp Bộ, ngành được nhà nước thông qua; tiếp theo cần thiết có một hệ thống nhất quán để quản lý, chứng nhận, công nhận chất lượng và nguồn gốc các sản phẩm lưu hành trên thị trường này và nhất thiết phải có sự chấp thuận của các cơ quan chứng nhận được ủy quyền.

Trong quá trình xây dựng Bộ TCCS “sản phẩm thiên nhiên” Hội VNPS đã hết sức quan tâm và chú trọng đến vấn đề như: xuất xứ nguyên liệu, kỹ thuật chế biến và điều kiện cơ sở vật chất sản xuất, đăng kí nhãn mác, lưu hành,…

Theo đó, về nguyên liệu thiên nhiên: Tất cả các thành phần nguyên liệu phải được chứng nhận về nguồn gốc thiên nhiên, chất lượng, cũng như các phương án bảo quản vận chuyển phải theo quy chuẩn.

Về kỹ thuật: Các kỹ thuật, công nghệ chế biến sản phẩm đều không được phép làm thay đổi bản chất và chất lượng của nguyên liệu thiên nhiên.

Về lưu hành sản phẩm: Phải đảm bảo các quy định chung về điều kiện cơ sở lưu kho và quản lý, đăng ký nhãn, mác lưu hành sản phẩm trên thị trường.

Sau gần 01 năm nghiên cứu, xây dựng, với vô số các hội thảo khoa học được mở với sự tham dự của các nhà khoa học trong các lĩnh vực khác nhau, ngày 15/8/2020 Chủ tịch Hội VNPS đã ký Quyết định số: 23/QĐ-HSPTN công bố Bộ Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) cho “sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên” TCCS SP011:2020” lần thứ 1.

Phân biệt sản phẩm 100% thiên nhiên và sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên

Theo Bộ Tiêu chuẩn Hội VNPS, 1) để sản phẩm được dán nhãn "sản phẩm 100% thiên nhiên hay 100% Natural", sản phẩm đó phải đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt sau:

- Tất cả các thành phần phải được chứng nhận thiên nhiên.

- Bất kỳ chất hỗ trợ chế biến nào cũng phải là thiên nhiên.

- Nhãn sản phẩm phải ghi tên của đơn vị chứng nhận trên bảng thông tin.

- Phần lớn các sản phẩm nông sản thô, chưa qua chế biến có thể được chỉ định là "100% thiên nhiên" vì sản phẩm không có thành phần bổ sung. Các sản phẩm nông nghiệp không có thành phần bổ sung, như bột và yến mạch, cũng có thể được dán nhãn "100% thiên nhiên".

- Phải đạt tiêu chuẩn về “nguyên liệu thiên nhiên” và nguyên tắc “chế biến, xử lý tối thiểu”
 
Trao Chứng nhận sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên cho một số đơn vị đã có sản phẩm được công nhận

2) Còn “sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên” theo Bộ TCCS của Hội VNPS được đánh giá qua chỉ số “hàm lượng thiên nhiên” có trong nguyên liệu và sản phẩm cuối cùng, phải có giá trị tối thiểu ≥ 50% trong thành phần của sản phẩm.

Bộ TCCS cho “Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên” đặt mục tiêu bước đầu sẽ tác động được đến một thị trường rộng lớn, dễ tiếp cận hơn cho các sản phẩm thiên nhiên, bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người tiêu dùng tại Việt Nam và là cơ sở khoa học và pháp lý trong tương lai bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật.

Sau khi công bố Bộ TCCS cho “sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên” TCCS SP011:2020” lần thứ 1, Hội đã phối hợp với Viện Công nhận tiêu chuẩn Quốc tế (IAI) cấp chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng đợt 1 cho một số sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên theo yêu cầu của các doanh nghiệp có uy tín trên thị trường.

Trong quá trình triển khai hơn 01 năm qua, thực tiễn cho thấy cần có một số nội dung và khái niệm cần được điều chỉnh chi tiết hơn cho phù hợp với thực tế; Hội Khoa học các Sản phẩm thiên nhiên Việt Nam đang xây dựng và chỉnh sửa để công bố lần 2 TCCS SP011-1:2021 phần I: “Sản phẩm thiên nhiên - Thực phẩm và Hàng tiêu dùng”. Kế hoạch trong thời gian tới Hội sẽ tiếp tục triển khai xây dựng và ban hành các Bộ TCCS tiếp theo cho các loại sản phẩm đặc thù khác trong nông lâm thủy sản như: “Mỹ phẩm”, “Thực phẩm chức năng”, “Thuốc nguồn gốc thiên nhiên”, “Gia vị - hương liệu”, “Bánh kẹo - nước giải khát”, “chất tẩy rửa”, ..v.v..

Với sự đóng góp, cống hiến về tri thức khoa học của tất các thành viên trong Hội đồng khoa học, Hội VNPS đang bước đầu cố gắng đóng góp vai trò của Hội vào vấn đề xây dựng, công nhận “Các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên - trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người”.

Thời gian tới, Hội VNPS sẽ tiếp tục cùng các thành viên trong Hội đồng khoa học, Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm tăng cường nghiên cứu, xây dựng, phổ biến cho người tiêu dùng hiểu và nhận biết thế nào là “sản phẩm 100% thiên nhiên” và “ Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên”. Cùng với các kiến thức tối thiểu về chất lượng sản phẩm thiên được phép ghi trên bao bì sản phẩm.

Hiện nay, Hội VNPS đã, đang và sẽ tăng cường triển khai hợp tác với Viện đánh giá công nhận Quốc tế (IAI) và Trung tâm Kiểm nghiệm, kiểm chứng và tư vấn chất lượng Nông - Lâm - Thủy sản (RETAQ), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để chứng nhận hợp quy cho sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên và triển khai hiệu quả trong thực tiễn phục vụ cuộc sống người dân Việt Nam.
 
Lê Quyên

Có thể bạn quan tâm

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 – 2028 thành công tốt đẹp

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 – 2028 thành công tốt đẹp

Sáng 16/12 tại Hà Nội, Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 – 2028. GS.TS. Phạm Văn Thiêm được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam ...
16/12/2023 03:26
Hội nghị khoa học Quốc gia Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm tự nhiên và Ứng dụng CNSH trong Nông- Lâm- Thuỷ sản và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Hội nghị khoa học Quốc gia Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm tự nhiên và Ứng dụng CNSH trong Nông- Lâm- Thuỷ sản và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Sáng ngày 25/11 tại Hà Nội, Hội khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam phối hợp với Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cùng các Viện, Trường Đại học đã tổ chức Hội nghị khoa học Quốc gia “Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm tự nhiên và Ứng dụng CNSH trong lĩnh vực Nông- Lâm- Thuỷ sản và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng” ...
25/11/2023 03:55
Xây dựng bộ TCCS cho các sản phẩm thiên nhiên - vai trò Hội khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam

Xây dựng bộ TCCS cho các sản phẩm thiên nhiên - vai trò Hội khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam

Thiên nhiên là cái nôi tạo nên sự sống con người, và loài người cũng nhờ thiên nhiên mà tồn tại và phát triển, đây là mối quan hệ hữu cơ gắn bó mật thiết có từ thửa khai sinh lập địa của loài người ...
25/11/2023 03:54
Hội nghị Ban chấp hành Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam thông qua nhiều nội dung quan trọng

Hội nghị Ban chấp hành Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam thông qua nhiều nội dung quan trọng

Sáng ngày 24/10/2023, tại Viện Thực phẩm chức năng (Khu công nghệ cao Hòa Lạc – Hà Nội), Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS) đã tổ chức thành công Hội nghị Ban chấp hành Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam khoá I, nhiệm kỳ 2019-2023. Tiến tới Đại Hội khoá II nhiệm kỳ 2023-2028 ...
24/10/2023 03:16
Sắp diễn ra Hội thảo “Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự nhiên trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản và chăm sóc sức khỏe cộng đồng lần thứ VIII”

Sắp diễn ra Hội thảo “Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự nhiên trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản và chăm sóc sức khỏe cộng đồng lần thứ VIII”

Dự kiến vào cuối tháng 11/2023, Hội Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam phối hợp với Học Viện Nông nghiệp Việt Nam và một số cơ quan Viện, Hiệp hội ... đồng tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự nhiên trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản và chăm sóc sức khỏe cộng đồng lần thứ VIII” ...
20/05/2023 03:09
TIN BUỒN

TIN BUỒN

Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS); Hội Sinh lý Thực vật Việt Nam; Đại học Nông nghiệp Hà Nội và gia đình vô cùng thương tiếc báo ...
29/01/2023 02:24
Hội VNPS chỉ định tổ chức chứng nhận cho các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên

Hội VNPS chỉ định tổ chức chứng nhận cho các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên

Hội khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS) ban hành quy chế xác nhận và quản lý các sản phẩm thiên nhiên và chỉ định Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và Tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản (Trung tâm RETAQ) là tổ chức chứng nhận cho các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên ...
06/04/2022 04:04
Nâng cao chất lượng mật ong bạc hà bằng công nghệ sấy tuần hoàn lạnh

Nâng cao chất lượng mật ong bạc hà bằng công nghệ sấy tuần hoàn lạnh

TS. Trần Quốc Toàn và nhóm nghiên cứu thuộc Viện Hợp chất thiên nhiên (HCTN) đã giải quyết thành công bài toán khó về nâng cao chất lượng mật ong - một trong những vấn đề “khó nhằn” nhất của ngành sản xuất và xuất khẩu mật ong Việt Nam hiện nay ...
04/04/2022 04:55
VNPS và MHG hợp tác nghiên cứu bảo tồn, phát triển các sản phẩm Sâm Ngọc Linh

VNPS và MHG hợp tác nghiên cứu bảo tồn, phát triển các sản phẩm Sâm Ngọc Linh

Ngày 28/3/2022, tại Hà Nội, Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS) và Công ty cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG) đã ký kết hợp tác toàn diện “Nghiên cứu bảo tồn, phát triển các sản phẩm Sâm Ngọc Linh và dược liệu quý ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao" ...
29/03/2022 05:06

Tin cùng loại

Tin mới

Xây dựng bộ TCCS cho các sản phẩm thiên nhiên - vai trò Hội khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam

Xây dựng bộ TCCS cho các sản phẩm thiên nhiên - vai trò Hội khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam

Thiên nhiên là cái nôi tạo nên sự sống con người, và loài người cũng nhờ thiên nhiên mà tồn tại và phát triển, đây là mối quan hệ hữu cơ gắn bó mật thiết có từ thửa khai sinh lập địa của loài người ...
25/11/2023 03:54
Nâng cao chất lượng mật ong bạc hà bằng công nghệ sấy tuần hoàn lạnh

Nâng cao chất lượng mật ong bạc hà bằng công nghệ sấy tuần hoàn lạnh

TS. Trần Quốc Toàn và nhóm nghiên cứu thuộc Viện Hợp chất thiên nhiên (HCTN) đã giải quyết thành công bài toán khó về nâng cao chất lượng mật ong - một trong những vấn đề “khó nhằn” nhất của ngành sản xuất và xuất khẩu mật ong Việt Nam hiện nay ...
04/04/2022 04:55
Môi trường phát triển minh bạch, hướng đi bền vững cho sản phẩm thiên nhiên Việt Nam

Môi trường phát triển minh bạch, hướng đi bền vững cho sản phẩm thiên nhiên Việt Nam

Ngày nay, sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên đã khẳng định được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng, được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp vô vàn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như: dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, quần áo…Nhiều sản phẩm đã tạo dựng được thương hiệu lớn và được người tiêu dùng ...
26/01/2022 09:57
Vấn đề gán mác cho sản phẩm “100% Natural ” và “sản phẩm thiên nhiên” trên thị trường tiêu dùng hiện nay

Vấn đề gán mác cho sản phẩm “100% Natural ” và “sản phẩm thiên nhiên” trên thị trường tiêu dùng hiện nay

Hiện nay, các “sản phẩm thiên nhiên” hiện diện trong hầu hết mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta, từ quần áo, đến các sản phẩm nhựa và cao su, đồ ăn thức uống thiết yếu hàng ngày, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, thuốc chữa bệnh, thậm chí tham gia vào mọi lĩnh vực của các ngành công nghiệp trong xã hội hiện đại ...
26/01/2022 09:16
Hội thảo toàn quốc “Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự nhiên lần thứ VII” năm 2021

Hội thảo toàn quốc “Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự nhiên lần thứ VII” năm 2021

Nhằm tiếp tục tăng cường sự giao lưu giữa các nhà khoa học, trao đổi, giới thiệu các kết quả nghiên cứu mới trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự nhiên và đặc biệt sự giao lưu giữa các nhà khoa học với doanh nghiệp nhằm tăng tính hiện thực hóa các kết quả nghiên cứu với việc áp dụng một cách có hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống, Hội Khoa ...
02/08/2021 03:04
Khai thác các chất phụ gia thực phẩm từ những loại nguyên liệu tự nhiên

Khai thác các chất phụ gia thực phẩm từ những loại nguyên liệu tự nhiên

Việc vô ý hay cố ý bổ sung vào thực phẩm những chất màu không được phép hoặc sử dụng vượt quá liều lượng quy định đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và gây hoang mang tâm lý người tiêu dùng ...
02/08/2021 09:51
POLYME thiên nhiên và ứng dụng của nó

POLYME thiên nhiên và ứng dụng của nó

Polyme và các hợp chất cao phân tử (khối lượng phân tử lớn) có nguồn gốc thiên nhiên đã tồn tại trong tự nhiên và là cơ sở của thế giới sinh vật. Các hợp chất quan trọng nhất trong thực vật (tinh bột, xellulo, protein, pectin, aginat, fucoidan, agar,...) và động vật (protein, collagen, chitin, chitosan,…) đều là các polyme, hợp chất cao ...
01/08/2021 11:24
Gia vị và Thực phẩm

Gia vị và Thực phẩm

Hiện nay các sản phẩm thực phẩm nói chung và gia vị nói riêng, khi được chứng nhận sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên sẽ làm cho người tiêu dùng yên tâm và tin dùng sản phẩm ...
31/07/2021 09:58
Nâng cao nhận thức khi sử dụng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng

Nâng cao nhận thức khi sử dụng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng

Đứng trước lợi nhuận siêu khủng, không ít tổ chức, cá nhân vì lợi nhuận đã bất chấp sức khỏe của khách hàng, đưa một số thành phần chất cấm (đã được Bộ Y tế khuyến cáo) vào công thức của sản phẩm nhằm tăng công dụng một cách nhanh chóng. Từ thực tế đó đặt ra yêu cầu cần nâng cao hiệu quả quản lý cũng như nhận thức của người tiêu dùng đối với ...
31/07/2021 09:18
Mỹ phẩm chiết xuất từ thiên nhiên có lợi ích gì?

Mỹ phẩm chiết xuất từ thiên nhiên có lợi ích gì?

Thiên nhiên hoá các loại mỹ phẩm, xu hướng làm đẹp chiết xuất từ thiên nhiên đang rất được ưa chuộng từ rất nhiều bạn gái, và đây cũng là xu hướng mới trong ngành công nghiệp mỹ phẩm ...
27/07/2021 09:41
Bắc Kạn: Sản phẩm Miến dong Tài Hoan đạt chứng nhận OCOP cấp quốc gia

Bắc Kạn: Sản phẩm Miến dong Tài Hoan đạt chứng nhận OCOP cấp quốc gia

Theo Quyết định số 2890/QĐ-BNN-VPĐP ban hành ngày 30/6 của Bộ NN&PTNT, Miến dong Tài Hoan của tỉnh Bắc Kạn đã vinh dự nằm trong 20 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp quốc gia năm 2020 ...
26/07/2021 05:54
Thực phẩm chức năng 2020 – Thách thức và cơ hội

Thực phẩm chức năng 2020 – Thách thức và cơ hội

Đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế khủng hoảng toàn cầu, các chính phủ vật lộn với cơn sóng dữ. Tuy nhiên, trong thách thức vẫn còn đốm sáng ít bị ảnh hưởng thậm chí vẫn tăng trưởng dù tốc độ có chậm hơn như ngành Thực phẩm chức năng (TPCN), dược phẩm, thiết bị y tế (máy thở, sát khuẩn, đồ bảo hộ, khẩu trang, kit thử, vắc xin…) ...
27/10/2020 02:27